Cài đặt trang quản lý Dashboard
Giao diện Manage.loop là nơi cho phép người dùng quản lý thông tin về sản phẩm, dịch vụ và khách hàng tại các cửa hàng.
1. Kích hoạt tài khoản
Sau khi đăng ký tài khoản thành công tại Loop.vn. Bạn sẽ nhận được mail thông báo đăng ký thành công kèm 1 mã thương hiệu riêng cửa hàng bạn. Để đăng nhập, làm theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập link: manage.loop.vn
Bước 2: Điền mã thương hiệu (đã được gửi kèm trong mail xác nhận đăng ký thành công ). Tiếp theo đó, nhập số điện thoại đã đăng ký.
Bước 3: vào " Nhấn để kích hoạt "
Bước 4: Nhập mã OTP và đổi mật khẩu
2. Hướng dẫn sử dụng trang quản lý Manage
2.1. Cài đặt các thông tin cho cửa hàng
Để cài đặt các thông tin chung cho cửa hàng, bạn chọn mục "Quản lý", tại mục này, các bạn có thể cài đặt thông tin chi nhánh, thêm nhân viên, bàn, phụ phí, chương trình giảm giá,...
2.1.1. Cài đặt cho cửa hàng
a. Cấu hình chung
Tại mục này, các bạn thiết lập chung cho cửa hàng các thông tin bao gồm: Logo, số điện thoai,...
Bạn vào các phần sau để cập nhật các thông tin cho chung cho cửa hàng: lý -> Cài đặt -> Cấu hình chung -> cập nhật hình ảnh logo, SĐT và Email.
Ngoài ra, đây còn là nơi để các bạn có thể xem lại mã thương hiệu của cửa hàng.
b. Tích hợp hanh toán
Sau khi đã chọn các hình thức thanh toán có thể sử dụng, bạn phải cấu hình chi tiết cho từng hình thức đó, các bạn làm theo hướng dẫn sau:
Chọn: Quản lý -> Cài đặt -> Thanh toán
Tích hợp thanh toán ZALOPAY:
Để tích hợp ZALOPAYbạn cần có một tài khoản ZALOPAY dành cho Doanh nghiệp.
Vui lòng liên hệ LOOP hoặc ZALOPAY để được hỗ đăng ký tài khoản Doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ ZALOPAY:
Website: https://zalopay.vn/
SĐT: 1900 545436
Hoặc Hotline LOOP SMART POS: 1900633470
Sau khi có tài khoản, bạn có thể cấu hình các thông tin lên Trang quản lý theo các trường thông tin sau:
Tích hợp thanh toán VNPAY:
Để tích hợp VNPAY bạn cần có một tài khoản VNPAY dành cho Doanh nghiệp.
Vui lòng liên hệ LOOP hoặc PAY để được hỗ đăng ký tài khoản Doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ VNPAY:
Website: https://vnpay.vn/
SĐT: 0243 8 291 291
Hoặc Hotline LOOP SMART POS: 1900633470
Sau khi có tài khoản, bạn có thể cấu hình các thông tin lên Dashboard theo các trường thông tin sau:
Chọn chi nhánh cụ thể tích hợp VNPAY:
Tích hợp thanh toán MoMo:
Để tích hợp MoMo lên máy POS, trước tiên, bạn cần có một tài khoản MoMo dành cho Doanh nghiệp.
Vui lòng liên hệ LOOP hoặc để được hỗ đăng ký tài khoản Doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ MOMO:
Website: https://momo.vn/
SĐT: 1900 5454 41
Hoặc Hotline LOOP SMART POS: 1900633470
Sau khi đã có tài khoản, bạn truy cập vào trang quản lý MoMo: https://business.momo.vn/ Bạn cần lấy các thông tin cấu hình lên Dashboard như sau bao gồm:
PartnerCode
SecretKey
AccessKey
Bạn chọn phần “Tích hợp thanh toán”, sau đó chọn “Tích hợp website”.
Tiếp theo, bạn cần cấu hình chi nhánh bằng thông tin mã cửa hàng ở đây:
(Bạn chọn mục “Quản lý cửa hàng” để lấy mã cửa hàng cần cấu hình):
c. Cài đặt thiết bị
Máy bán hàng
Bạn thiết lập các thông tin hiển thị trên thiết bị bán hàng như: Màn hình hiển thị phía khách hàng, chọn các phương thức thanh toán áp dụng, chọn hình thức phục vụ và các hình thức giao hàng...
Bạn chọn Video hiển thị cho màn hình khách hàng
Chọn hiển thị hình thức đặt hàng trên Order App (ăn tại bàn/ mang đi/ giao )
Khi bạn theo dõi món ăn trong kho, trong trường hợp chưa nhập hàng vào kho, để không gián đoạn bán hàng trên APP, bạn có thể chọn "Đồng ý" đặt món khi hết hàng
Bạn chọn các phương thức thanh toán áp dụng cho cửa hàng như: Tiền mặt, , VNPAY, MOMO, ZAOPAY,...
Lựa chọn đơn vị vân chuyển cho hình thức giao hàng và đơn hàng E-com
Sau khi lựa chọn đơn vị vận chuyển, bạn truy cập Quản lý -> Tích hợp vận chuyển để cấu hình chi tiết cho từng hình thức vận
Máy in
Khi ấn vào "Thêm mới" thì các danh mục sau xuất hiện để người dùng thiết lập:
Loại thiết bị: Chọn loại máy in:
Máy in USB (cắm cổng USB trực tiếp tới máy POS)
Máy in LAN (máy in cắm dây mạng LAN của cửa hàng)
Mã hoặc địa chỉ IP:
Máy in USB: Có thể điền mã máy in bất kì. Ví : Mayin
Máy in LAN: Nhập IP của máy in ( Lưu ý: IP máy in phải có cùng dải IP với IP thiết bị bán hàng)
-> Cho phép in logo trong hoá đơn: Sẽ khả dụng khi bạn chọn loại máy in USB.
Loại hóa đơn in: Chọn loại hóa đơn:
Hóa đơn khách hàng: Sau khi khách thanh toán để đưa cho khách hàng
Hóa đơn quầy phục vụ: Hóa đơn cho nhà bếp, quầy pha chế.. khi khách hàng đặt món.
-> Cho phép in hóa đơn tất cả món ăn hoặc Chỉ định in một số món ăn:
Sẽ khả dụng khi chọn loại hóa đơn in “Hóa đơn quầy phục vụ”. Vì có thể quầy pha chế chỉ cần in danh mục đồ uống để làm đồ cho khách hoặc quầy bánh chỉ cần in danh mục Bánh nên bạn có thể chọn từng danh mục hoặc món tại mục này.
Cách cài đặt IP máy in:
d. Tích hợp vận chuyển.
Hình thức In - House:
Cài đặt công thức tính phí giao hàng In - house
Bạn có thể chọn 1 mức phí cố định cho tất cả quãng đường, hoặc cài đặt chi phí theo từng khung quãng đường (Km hoặc )
Hình thức giao hàng qua các đơn vị vận chuyển:
Chọn đơn vị vận chuyển bạn muốn tích hợp, Sau đó, điền các trường thông tin do bên đơn vị vận chuyển cung cấp để hoàn thành tích
Nếu chưa đăng ký tài khoản với bên đơn vị vận chuyển:
Bạn vui lòng liên hệ Ahamove hoặc để đăng ký tài khoản và kích hoạt tính năng giao hàng :
Thông tin liên hệ Ahamove:
Website: https://ahamove.com/
SĐT: 1900 5454 11
Thông tin liên hệ LOOP:
Website: Loop.vn
Hotline: 1900 6334 70
LƯU Ý: Cấu hình ahamove sau khi ấn “Lưu” sẽ không chỉnh sửa được nên bạn cần phải lưu ý điền chính xác và đúng thông tin.
2.1.2 Cài đặt chi nhánh
Tại mục "Chi nhánh" người dùng có thể theo dõi thông tin chung của các cửa hàng chi nhánh thuộc thương hiệu và quản lý các cửa hàng với các thao tác: Thêm mới, chỉnh sửa, loại bỏ.
Để thêm mới hoặc chỉnh sửa thông tin của cửa hàng chi nhánh, người dùng nhấn vào nút "Thêm mới" hoặc nút "Chỉnh sửa" bên cạnh mỗi chi nhánh. Giao diện dưới đây sẽ hiện ra cung cấp danh mục cho người dùng chọn và nhập.
Các danh mục liên quan đến thông tin chi nhánh để người dùng nhập hoặc chọn bao gồm: Quốc gia, thành phố, tên hiển thị của chi nhánh, địa chỉ đặt hàng (cho phép người dùng chọn bằng cách ấn vào địa chỉ mình muốn trên bản đồ), số điện thoại, mật khẩu wifi, mô tả chi nhánh.
Cuối cùng là danh mục "Cấu hình giờ hoạt động của cửa hàng" mà khi tích vào sẽ hiện ra các thiết lập chi tiết về giờ hoạt động của từng ngày trong tuần của cửa hàng.
2.1.3. Cài đặt nhân viên
Truy cập trang quản lý -> Quản lý -> Nhân viên -> Thêm mới
Bạn nhập SĐT và tên nhân viên, đồng thời cài đặt quyền hạn của nhân viên đó cho một chi nhánh hoặc tất cả các chi nhánh.
Sau đó, bạn chọn các chức năng cho các tài khoản nhân viên.
2.1.4. Cài đặt bàn
Nhóm bàn là tập hợp các bàn được chia theo từng khu vực. Ví dụ: Tầng 1, Tầng 2..
Bạn có thể tích vào "Thêm mới" Nhóm bàn và nhập thông tin về tên, mô tả của nhóm bàn,. Đồng thời, có thể ấn "Loại bỏ" để bỏ nhóm bàn.
Sau khi tạo xong nhóm bàn, bạn tiếp tục tạo danh sách các bàn trong nhóm đó.
Tại mục "Bàn" ấn chọn "thêm mới". Điền các trường thông tin: Nhóm bàn, tên , số chỗ. Sau đó ấn hoàn thành để lưu.
2.1.5. Thêm chương trình giảm giá
Để tìm kiếm các chương trình giảm giá bạn điền tên chương trình giảm giá và "Tìm kiếm", danh sách chương trình giảm giá sẽ hiện ở bên dưới bao gồm thông tin: Tên, ngày bắt đầu và kết thúc, giá trị giảm (theo phần trăm hoặc số tiền), giá trị hóa đơn tối thiểu để áp dụng giảm giá, trạng thái.
Bạn tích vào "Thêm mới" để thiết lập chương trình giảm giá và giao diện dưới đây sẽ hiện ra.
Tại đây, đầu tiên bạn chọn loại giảm giá, có các lựa chọn loại giảm giá sau:
Giảm giá trên toàn hoá đơn
Chỉ giảm giá trên danh mục
Chỉ giảm giá trên sản phẩm
Sau đó, bạn lựa chọn các trường thông tin còn lại bao gồm: giá trị giảm giá (theo số tiền hoặc theo phần trăm), số tiền giảm tối đa (nếu có), tên chương trinh, ngày bắt đầu và kết thúc.
Ngoài ra, bạn có thể giới hạn chi nhánh áp dụng giảm giá bằng cách tích chọn “Áp dụng cho 1 số chi nhánh”
Tích chọn Giá trị hóa đơn tối thiểu để áp dụng chương trình (VD: Hóa đơn phải từ 50.000đ mới được áp dụng giảm giá)
2.1.6. Phụ phí
Phụ phí sẽ là những khoản tiền tính thêm vào các đơn hàng ngoài giá tiền sản phẩm như phí giao hàng, VAT,...
Để tìm kiếm các phụ phí đã tạo, bạn điền tên loại phụ phí và "Tìm kiếm", danh sách phụ sẽ hiện ở bên dưới bao gồm thông tin: Tên, giá trị, chi nhánh áp dụng, bắt buộc áp dụng tại bàn/màn đi/ giao hàng.
Tích chọn “Thêm mới” để tạo các khoản phụ phí cho cửa hàng.
Điền các trường thông tin yêu cầu: tên, giá trị (theo phần trăm hoặc số tiền).
Chọn chi nhánh áp dụng hoặc chọn tất cả các chi nhánh
Ngoài ra, bạn có thể chọn tự động áp dụng cho các đơn hàng ăn tại bàn/ mang đi/ giao hàng bằng cách tích chọn các ô tương ứng trong phần "giới hạn dịch vụ".
2.2. Sản Phẩm
2.2.1. Thêm Món Ăn
Truy cập trang quản lý -> Sản phẩm -> Món ăn -> Thêm mới
Điền các thông tin: Tên, Giá tiền, Hình ảnh.
Có thể thêm cỡ món ăn. Ví dụ: Cỡ M, Cỡ L …
(Bạn tích chọn “Cho phép bán kèm” nếu như muốn món ăn này trở thành một Topping của món ăn khác.)
Chọn tùy chọn, topping đã được cài đặt để thêm vào món ăn.
Ở phần chọn Topping, bạn có thể cài đặt :
Tổng số topping tối đa trên 1 món (Ví dụ: Món trà sữa chỉ được chọn tối đa x2 Trân Châu)
Topping thay đổi theo size (Ví dụ: Trà sữa size M có các Topping A,B. Trà sữa size L có các Topping C, )
2.2.2. Thêm Danh Mục
Thêm Danh Mục là thao tác thêm vào một nhóm món ăn được chia ra thành các Danh mục. Ví dụ: Danh mục “Trà sữa”, “Cà phê”, “Sinh tố”...
Truy cập trang quản lý -> Sản phẩm -> Danh Mục -> Thêm mới
Điền tên Danh Mục
Tích chọn “Cho phép danh mục hiển thị trên eShop” (nếu muốn)
Chọn các món ăn có trong danh mục để hiển thị các món ăn lên trang đặt hàng Peko eShop của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể chỉ đanh áp dụng danh mục này cho các chi nhánh nhất định.
2.2.3. Thêm topping
Những phần thêm vào món ăn có tính phí. Ví dụ: Trân châu, thạch...
Để tạo Topping, bạn chọn sản phẩm -> Món ăn và điền các trường thông tin yêu cầu và tích chon "cho phép bán kèm "
2.2.4. Thêm Tùy chọn
Là các món thêm không mất phí. Ví dụ: Đường, Đá..
Truy cập trang quản lý -> Sản phẩm -> Tùy chọn -> Thêm mới
Nhập Tên loại tùy chọn: Là tên nhóm các tùy chọn bên dưới
Nhập Tên tùy chọn: Ví dụ: Đường, Đá.. (Tích dấu cộng để thêm một tùy chọn mới)
Có thể tích chọn cài đặt “Cho chọn nhiều tùy chọn” nếu cho phép khách hàng chọn nhiều tùy chọn ở một món ăn và “Ẩn tên loại tùy chọn” khi không muốn hiển thị tên loại tùy chọn ở giao diện đặt món.
2.2.5. Thêm Combo
Là tạo nhóm món ăn mà khi khách mua theo nhóm sẽ được nhận ưu đãi/khuyến mãi
Truy cập trang quản lý Dashboard -> Sản phẩm -> Combo -> Thêm mới
Điền thông tin:
Tên: Tên Combo. Ví dụ: Combo Đón Hè Mua 2 Tặng 1
Hình thức tính tiền: Sẽ có 2 lựa chọn
+ Tính theo giá chung: chọn để cài đặt giá cố định cho combo
+ Tính theo giá từng nhóm: Chọn để cài đặt giá combo có thể tùy biến theo giá nhóm sản phẩm.
Thêm mới nhóm combo (Nhóm sản phẩm có trong combo)
+ Thêm nhóm mới (Tối đa 5 nhóm trong 1 combo)
+ Số lượng yêu cầu (Số lượng sản phẩm cần chọn trong nhóm sản phẩm này)
+ Các món ăn (Lựa chọn các món ăn được phép chọn)
+ Thêm nhóm mới (Tiếp tục thêm nhóm sản phẩm khác trong combo)
+ Nhập mô tả Combo
+ Giới hạn áp dụng ( Các chi nhánh được áp dụng Combo)
2.3. Kho
Tại đây, bạn có thể thêm nguyên liệu, công thức cho món ăn. Tạo nhà cung cấp và đơn nhập hàng cho cửa hàng.
2.3.1. Địa điểm
Với những cửa hàng có kho hàng riêng không nằm tại cửa hàng, mục này nhằm để lưu trữ thông tin liên hệ đến kho hàng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy thông tin như tên địa điểm kho, địa chỉ kho, số điện thoại kho, trạng thái hoạt động,...
2.3.2. Công thức
Mục này cho phép bạn tạo công thức của món ăn dựa trên những nguyên liệu đã tạo phía trên.
Khi tích vào "Thêm mới", người dùng thiết lập công thức cho món ăn bằng cách điền các thông tin: Chọn món ăn cần tạo công thức, nguyên liệu để tạo món đó , số lượng (định lượng nguyên liệu trong công thức)
2.3.3. Nhà cung cấp
Bạn có thể theo dõi và quản lý thông tin của các nhà cung cấp nguyên liệu, món ăn cho cửa hàng bao gồm: Tên, số điện thoại, email, mô tả.
2.3.4. Nhập hàng
Bạn có thể tìm kiếm thông tin các lần đã nhập hàng đồng thời có thể quản lý từng giao dịch bằng các nút thao tác: Xuất file, xem chi tiết, xác nhận (đối với các giao dịch mới tạo).
Tích vào nút "Thêm mới" để điền thông tin của hóa đơn và lập ra các giao dịch nhập hàng mới trên hệ thống.
Sau khi chọn món ăn/ topping/ nguyên liệu nhập hàng, các bạn điền số lượng, gá tiền (không bắt buộc) và ấn hoàn thành.
Sau khi ấn Lưu hóa đơn nhập hàng thì ở giao diện chính sẽ hiển thị thông tin lần nhập hàng đó với trạng thái “Created”. Bạn cần ấn xác nhận lần nhập hàng này để hệ thống ghi nhận số lượng vào Kho.
2.3.5. Điều chỉnh
Sau khi xác nhận nhập hàng, hệ thống sẽ không cho chỉnh sửa vì ảnh hưởng đến báo cáo. Do đó, mục điều chỉnh này có ý nghĩa điều chỉnh lại lần nhập hàng trước đó bị sai lệch so với thực tế (Có thể do nhân viên thao tác nhầm, do hàng lỗi..)
Thêm mới điều chỉnh, chọn món ăn hoặc nguyên liệu cần điều chỉnh:
2.3.6. Điều chuyển
Cửa hàng có thể điều chuyển hàng hóa, nguyên liệu từ chi nhánh này sang chi nhánh khác.
Tích vào thêm mới sau đó chọn chi nhánh muốn chuyển tới, chọn sản phầm cần chuyển đi:
2.4. Báo cáo
2.4.1. Báo cáo tổng quan
Tại đây là các thống kê tổng quát về doanh thu, giao dịch, thành viên và dữ liệu tồn kho của các cửa hàng chi nhánh.
Bạn chọn thời gian và cửa hàng cần xem báo cáo (chọn cụ thể 1 chi nhánh hoặc chọn tất cả các chị nhánh).
2.4.2. Giao dịch
Báo cáo giao dịch bao gồm : tổng giao dịch, theo món ăn, theo ca, theo giảm giá.
a. Tổng giao dịch:
Bạn có thể tìm kiếm tất cả giao dịch theo từng chi nhánh theo khoảng thời gian tùy chọn.
Sau khi chọn "Tìm kiếm" thì xuất hiện thông tin chung về số lượng giao dịch và các khoản tiền bao gồm:
Số lượng giao dịch
Tổng giá trị giao dịch: Bao gồm 2 mục nhỏ là giá trị giao dịch đã nhận thu (giá trị các đơn đã thanh toán) và giá trị giao dịch chưa thanh toán (giá trị các đơn hàng chưa thanh toán: đơn tại bàn chưa thanh toán, đơn giao hàng,...)
Tổng giảm giá: tổng giá trị giảm giá đã sử dụng.
Tiền giao dịch. Tiền giao dịch là số tiền bằng tổng giá trị giao dịch (thu được qua giao dịch với khách hàng) trừ đi tổng giảm giá (giá trị của voucher dùng cho khách hàng).
Ở từng giao dịch người dùng có thể ấn vào “Xem chi tiết” để xem thêm thông tin về món ăn của giao dịch với giao diện hiện lên như sau:
b. Hình thức thanh toán
Ở mục này có thể xem được thống kê chi tiết các hình thức thanh toán ở mỗi giao dịch. Hình thức thanh toán này phụ thuộc vào các hình thức hiện có tại cửa hàng. Bạn có thể lọc theo hình thức thanh toán như tiền mặt, chuyển khoản, thẻ tín dụng,... để dễ dàng tìm kiếm giao dịch phát sinh vào thời điểm cụ thể.
Có thể xem chi tiết các trường thông tin gồm: Ngày tháng, hình thức thanh toán, mã giao dịch, số bàn/thẻ, tiền giao dịch, tiền trả lại, thời gian thanh toán, thành viên,...
c. Danh mục/Món ăn
Tại mục này, bạn có thể thấy được thống kê danh mục/món ăn bán chạy/bán chậm trong một thời gian nhất định
Các trường thông tin bao gồm:
d. Combos
Bạn có thể thấy được thống kê combo đã bán trong một thời gian nhất định.
Bạn cũng có thể theo dõi chi tiết từng loại combo đã bán với các trường thông tin: tên combo, số lượng đã bán, doanh thu tổng, món ăn trong mỗi combo,...
e. Theo giờ
Bạn có thể thấy được thống kê giao dịch trong một khung thời gian nhất định trong ngày theo tuần. Điều này giúp bạn biết được khung giờ có nhiều giao dịch xảy ra nhất, từ đó cửa hàng có thể điều chỉnh các chương trình khuyến mãi hoặc phân bổ nhân viên hợp lý theo hành vi tiêu dùng của khách hàng.
Các trường thông tin bao gồm:
f. Phụ phí
Ở mục này cửa hàng có thể theo dõi được thống kê doanh thu từ mục phụ phí, sẽ được thể hiện quá cá trường thông tin gồm: số lượt giao dịch, tổng tiền phụ phí, tên phụ phí...
g. Giao hàng
Các thông tin đó bao gồm: Ngày giao dịch, các đối tác giao hàng, tổng doanh thu, giảm giá, thành tiền, số hóa đơn trong ngày. Những thông tin này sau đó được liệt kê chi tiết theo từng đối tác giao hàng mà đã thực hiện giao dịch (Ví dụ: Ahamove, In-).
h. Giảm giá
Để theo dõi được chi phí khi áp dụng giảm giá cho khách hàng, cửa hàng có thể vào mục giảm giá để xem thống kê chi tiết. Được thể hiện qua số lượt giảm giá, tổng tiền giảm giá, tên chương trình khuyến mãi, cửa hàng/chi nhánh áp dụng, chi tiết món ăn...
j. Ca
Một cửa hàng có thể có nhiều nhân viên làm 1 ngày và chia thành nhiều ca làm việc. Như một ngày có 2 ca là ca sáng và ca chiều.Bạn có thể theo dõi thông tin về ca trực của nhân viên tại từng cửa hàng trong 1 ngày tùy chọn. Bao gồm các thông tin: Số lượng ca hôm nay , tổng doanh thu, món ăn đã bán, giảm giá đã dùng
Để xem chi tiết hơn thông tin của từng ca, nhấn vào “Xem chi tiết” và giao diện sau xuất hiện: Tại đây sẽ có thêm những thông tin về: Thời giam bắt đầu và kết thúc ca, tổng đơn đã bán và đơn lỗi, n ăn đã bán (tên, số lượng), theo dõi số tiền đầu ca và giảm giá đã dùng của ca đó.
"Doanh thu theo các hình thức giao hàng" gồm thông tin tổng quát về các giao dịch theo hình thức giao hàng.
2.4.3. Tồn kho
Tại đây là các thống kê tổng quát tất cả món ăn và nguyên liệu được lên tại cửa hàng. Được thể hiện đầy đủ qua các mục:
Và thể hiện chi tiết qua các thông tin gồm: tên món, số lượng đã nhập kho, số lượng tồn kho,...
2.5. Boots Loyalty CRM
2.5.1. Thành viên
Mục Thành viên lưu trữ tất cả thông tin về Thành viên của cửa hàng: Tổng số thành viên cửa hàng đang có, phân loại theo từng hạng thẻ, bảng tổng hợp thông tin Thành viên.
Ở màn hình này bạn có thể Thêm mới Thành viên cho cửa hàng bằng cách ấn " Thêm mới" và điền các trường thông tin cơ bản. Chọn "Hoàn thành" để lưu.
Ngoài ra, khi vào mục thành viên, danh sách thành viên sẽ hiển nhị, bao gồm các thông tin chính như: Họ tên/Giới tính/Ngày sinh Thành viên, Mã thành viên/Email/Số điện thoại, Cấp bậc hạng thẻ của thành viên đó/Số điểm Thành viên đang có, Địa chỉ (nếu có), Trạng thái: Hoạt Động hoặc Không Hoạt Động.
2.5.2. Điểm thưởng
Tại đây, bạn cài số tiền quy đổi ra điểm cho khách hàng (Ví dụ: 2000 = 1 điểm, tức là khi bạn thanh toán 1 hoá đơn 100,000 thì bạn sẽ được tích 50 điểm)
Bạn có thể cài đặt mức làm tròn lên hoặc xuống (Ví dụ: Khi số tiền là 2,500 đồng, bạn có thể làm tròn lên tích được 3 điểm hoặc làm tròn xuống tích được 2 ).
2.5.3. Voucher
Để tạo các Voucher cho thành viên, bạn chọn Boots Loyalty CRM -> Voucher
Danh sách Voucher sẽ hiển thị, các thông tin bao gồm: Tên chương trình, Giá trị giảm giá theo tiền hoặc %, thời gian hoạt động, giá trị hoá đơn tối thiểu để áp dụng voucher, Trạng thái hoạt động.
Để tạo mới các Voucher cho Thành viên, bạn tick chọn “Thêm mới” sẽ có giao diện các trường thông tin hiện ra:
Chọn hình thức giảm giá của voucher
Giảm giá trên toàn hoá đơn
Giảm giá trên danh mục: chọn danh mục cụ thể để áp dụng
Giảm giá trên sản phẩm: chọn sản phẩm cụ thể để áp dụng
Sau đó điền các trường thông tin còn lại:
Tên Voucher
Giá trị Voucher: Có thể chọn giảm giá theo % hoặc số tiền VND cụ thể
Ngày bắt đầu và kết thúc của Voucher.
Ảnh Voucher: bắt buộc, có thể cài ảnh ngẫu nhiên.
Mã Voucher: Bạn có thể tạo 1 mã cho tất cả Voucher hoặc mã ngẫu
Ngoài ra có thể cài đặt 1 số điều kiện cho voucher: Yêu cầu giá trị hoá đơn tối thiểu, món ăn bắt buộc, không giảm giá Món bán kèm - Topping.
Với các cửa hàng muốn giới hạn áp dụng lượt sử dụng Voucher, có thể tích chọn các giới hạn:
Số lượng món ăn tối đa được áp dụng: giảm giá tối đa bao nhiêu món tron hoá đơn
Số lượng sử dụng tối đa cho 1 thành viên: Ví dụ 1 thành viên có thể sử dụng tối đa 1 lần
Số điểm để đổi Vocher: Ví dụ: cần 5 điểm để đổi Voucher, khi dùng Voucher đó, thành viên sẽ bị trừ đi 5 điểm.
2.5.4. Thẻ thành viên
Để cấu hình các Hạng thẻ thành viên, bạn tích chọn Thêm mới, sẽ có giao diện hiện ra: Tên: Tên hạng thẻ
VD: Silver, Diamond,...
Số điểm cần dùng là số điểm thành viên cần tích đủ để được lên hạng. Thêm giảm giá trên hóa đơn: Thành viên ở hạng thẻ đó sẽ tự động được giảm giá trên hóa đơn mỗi lần đến mua hàng.
Last updated